Bầu khí quyển của Trái Đất Khoa_học_Trái_Đất

Bài chi tiết: Khí quyển Trái Đất
Từ trường bảo vệ bề mặt Trái Đất khỏi các hạt của gió mặt trời.
(hình ảnh không đúng tỉ lệ.)

Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung lưu, tầng ngoài khí quyển, và tầng ngoài vũ trụ là năm lớp tạo nên bầu khí quyển của Trái Đất. 75% khí trong khí quyển nằm trong tầng đối lưu (lớp nằm gần bề mặt trái đất nhất). Nhìn chung, bầu khí quyển được tạo thành từ khoảng 78,0% nitơ, 20,9% ôxy, and 0,92% argon. Ngoài nitơ, ôxy và argon còn có một lượng nhỏ các loại khí khác bao gồm CO2 và hơi nước.[18] Hơi nước và CO2 cho phép khí quyển Trái Đất bắt và giữ năng lượng của Mặt Trời thông qua một hiện tượng gọi là hiệu ứng nhà kính.[19] Điều này cho phép bề mặt Trái Đất đủ ấm để có nước và hỗ trợ sự sống. Ngoài việc lưu trữ nhiệt, bầu khí quyển còn bảo vệ các sinh vật sống bằng cách che chắn bề mặt trái đất khỏi các tia vũ trụ — thường được cho là không chính xác và bị làm chệch hướng bởi từ trường.[20] Trường từ trường — được tạo ra bởi các chuyển động bên trong của lõi, tạo ra từ quyển bảo vệ bầu khí quyển của Trái đất khỏi gió mặt trời.[21] Vì Trái Đất đã 4,5 tỉ tuổi,[22] nó đáng lẽ đã mất hết bầu khí quyển nếu không có từ trường bảo vệ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khoa_học_Trái_Đất http://www.geosciences.com/ http://setiathome.berkeley.edu/~pauld/etc/210BPape... http://www.ucmp.berkeley.edu/geology/tecmech.html http://www2.cet.edu/ete/hilk4/intro/spheres.html http://jan.ucc.nau.edu/~doetqp-p/courses/env320/le... http://okfirst.ocs.ou.edu/train/meteorology/Energy... http://wordnetweb.princeton.edu/perl/webwn?s=Earth... http://wordnetweb.princeton.edu/perl/webwn?s=geode... http://epod.usra.edu/ http://tierra.rediris.es/Geoethics_Planetary_Prote...